( 09-12-2018 - 01:00 PM ) - Lượt xem: 2943
-
Thu nhập tiền tỷ nhờ nuôi “thủy quái” sông Đà
-
Ở Việt Nam, cá măng, cá lăng, cá chiên, trắm đen… thường được người làm nghề chài lưới gọi là "thủy quái trên sông" hoặc "cá mập trên sông" bởi đặc tính hung dữ, rất khỏe và có trọng lượng đạt tới 60-70 kg.
Mỗi lồng bè có thể tích khoảng 100m3 nuôi được 20-30 tấn cá đem lại thu nhập lớn cho người dân.Tận dụng nguồn nước sạch của con sông Đà huyền thoại nhiều hộ dân tại xã Ba Kha huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá sạch với những tiêu chuẩn khắt khe.Cá sông Đà được nuôi trong lồng bè. Mỗi lồng cá có thể tích 100m3 nuôi được khoảng 20-30 tấn cá/một lồng. Lồng cá được thiết kế bằng những chiếc phao có trọng lượng khoảng 20kg, có thể nổi khi nước dâng. Bên cạnh đó chủ cơ sở nuôi cá còn lắp camera theo dõi và thường xuyên vệ sinh lồng cá bằng vôi bột.Cá được nuôi ở sông Đà cho chất lượng thịt thơm ngon và chắc khác hẳn những loại cá được nuôi ở những nơi khác. Sự khác biệt này nằm ở nguồn nước và chế độ chăm sóc.Nguồn nước sông Đà trong vắt và sạch sẽ là môi trường lý tưởng cho cá phát triển. Nhờ nguồn nước tự nhiên đó mà cá ít bị dịch bệnh và không có mùi hôi, tanh. Việc kiểm soát chất lượng con giống cũng vô cùng khắt khe. Bên cạnh đó các chủ lồng cũng áp dụng các quy định và tiêu chuẩn đặc biệt như chế độ ăn uống, chăm sóc sức khỏe cho cá...Một điều làm nên chất lượng thơm ngon đặc biệt của cá sông Đà không thể không nhắc đến đó chính là nguồn thức ăn cho cá. Bên cạnh sử dụng cám công nghiệp, cá ở đây còn được cho ăn các sinh vật đặc biệt là cá tép. Đây là một loại cá nhỏ thường được thấy ở vùng nước nông. Cá tép giàu độ đạm, đem lại sự cân bằng với cám công nghiệp. Chính vì thế cả nuôi ở đây thịt chắc, thơm và ngọt hơn ở những nơi khác.
Khâu chăm sóc và lựa chọn con giống được kiểm soát vô cùng khắt khe và nghiêm ngặtĐể đảm bảo chất lượng thịt cá luôn ở mức thơm ngon và sạch sẽ. Các chủ cơ sở nuôi cá cũng rất chú trọng khâu vận chuyển. Cá sông Đà không được ướp lạnh mà chủ yếu là bán khi còn tươi sống. Cá được bọc trong túi nilon sục khí oxy và vận chuyển về Hà Nội. Đặc biệt là các cơ sở không bán cá chết, cá bệnh. Nhờ những tiêu chuẩn và quy định trên thương hiệu “Cá sông Đà” ngày càng có tiếng trên thị trường thực phẩm.Thu nhập “khủng” nhờ nghề nuôi cáVới chất lượng tốt và đảm bảo an toàn, cá sông Đà hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên bữa ăn của các gia đình. Do được nuôi trong lồng và được chăm sóc đặc biệt lên giá cả của các loại cá trên cũng đắt hơn so với thị trường.Theo anh Dương, một chủ hộ đang sở hữu hàng chục lồng bè: Cá sông Đà có giá đắt hơn thị trường là do khâu chăm sóc kỹ lưỡng với những tiêu chuẩn riêng. Mặc dù giá cả đắt hơn một số loại cá trên thị trường nhưng cá sông Đà vẫn được người tiêu dùng ưu ái lựa chọn. Việc đảm bảo đầu ra cho sản phẩm khiến nhiều hộ nuôi cá nhanh chóng giàu lên với thu nhập vài tỉ đồng/ một năm.Ban đầu cá sông Đà chỉ được nuôi rải rác tại một số xã thuộc huyện Mai Châu. Nhận thấy tiềm năng của nghề này, nhiều hộ gia đình mới chú trọng đầu tư nuôi cá. Đến nay huyện Mai Châu đã trở thành nơi cung cấp nguồn cá sạch lớn nhất cả nước.Mỗi lồng bè đem lại thu nhập vài trăm triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, người nông dân có thể thu lãi khoảng 150 triệu đồng. Tuy nhiên để có được mẻ cá ưng ý thì các hộ dân nuôi trồng cũng phải rất cẩn thận trong khâu chăm sóc. Vì đặc điểm của cá là chỉ cần dịch bệnh bùng phát thì rất khó kiếm soát thậm chí có nguy cơ mất trắng.
Anh Phạm Văn Thịnh - chủ một cơ sở nuôi cá sông Đà cho biết, mô hình nuôi cá sạch trên lồng bè -
đang được phát huy hiệu quả và là ngành kinh tế mũi nhọn tại một số xã thuộc tỉnh Hòa Bình.Những loại cá đem lại nguồn lợi nhiều nhất có thể kể đến cá trắm đen, trắm cỏ, cá lăng... và đặc biệt là giống cá được mệnh danh “thủy quái sông Đà”- cá chiên. Theo lời nhiều hộ dân mỗi vụ họ có thể bán khoảng vài tấn cá lăng. Loại cá này cũng rất được thị trường ưa chuộng.Anh Thịnh – chủ một hộ nuôi cá sông Đà cho biết:“ Trước đây kinh tế ở đây rất khó khăn. Nhưng từ ngày áp dụng mô hình nuôi cá sạch sông Đà thì diện mạo quê hương thay đổi hẳn. Nhiều hộ gia đình từ đói nghèo đã có tiền trong tay nhờ nuôi cá. Nếu mỗi vụ cá mà thuận lợi thì chúng tôi có thể thu được khoảng 1,5 tỷ/ một năm. Nguồn lợi từ con sông Đà là vô cùng lớn, đặc biệt thuận lợi cho nghề nuôi cá”.Trong tương lai nhiều hộ gia đình đang cố gắng mở rộng quy mô nuôi trồng và xa hơn tiến đến xuất khẩu để thương hiệu “Cá sạch sông Đà” có thể vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.