( 09-12-2018 - 12:29 PM ) - Lượt xem: 3323
Phương pháp móc mồi và kỹ thuật câu
Phương pháp móc mồi
Tùy theo loại mồi câu và đối tượng ta cần câu mà có phương pháp móc mồi khác nhau. Yêu cầu cơ bản với kỹ thuật móc mồi như sau:
- Không để mồi xoay quanh lưỡi câu trong quá trình đang câu.
- Không thể cá phát hiện ra lưỡi câu có trong mồi.
- Cố gắng tạo hình dạng mồi càng giống ở trạng thái tự nhiên càng tốt.
Các chú ý trên là cần thiết, bởi vì nếu mồi xoay quanh lưỡi câu có thể làm cho ngạnh lưỡi câu bị xoay hướng khó móc vào miệng cá khi cá ăn mồi và lưỡi có thể bị ló ra ngoài, cá sẽ phát hiện ra lưỡi câu. Mặt khác dạng mồi nếu giống với dạng tự nhiên của các đối tượng mà cá thích ăn: trùng, tép nhỏ, cá con,… sẽ gây thích thú bắt mồi của cá, do vậy người ta thường móc mồi sao cho hình dạng mồi gân giống tư thế vận động tự nhiên của các đối tượng này.
Nếu mồi là những mạnh vụn nhỏ (trứng kiếng) ta nên cố gắng gói (bao bọc) hoặc trộn chất kết dính để tránh vỡ mồi khi câu.
Kỹ thuật câu
Câu là một kỹ thuật đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố: Kinh nghiệm, lòng kiên trì, sự hiểu biết sâu sắc về tính cách, trạng thái, tình cãm của đối tượng câu và các thủ thuật như đánh lừa, kích thích, lôi kéo, dụ dỗ, đe dọa,… cũng cần nên được kết hợp nhuần nhuyển với nhau nhằm tăng tính hiệu quả trong khi câu. Người câu có làm được như thế thì việc thực hành câu mới mang lại được hiệu quả và sản lượng cao như ta mong muốn. Mỗi lần câu hụt sẽ làm cho đối tượng câu cảnh giác, nghi ngờ, hiệu quả khai thác kém và đôi khi không thể câu lại được ở những lần tiếp theo.
Tóm lại để có thể thực hành câu đạt hiệu suất cao ta cần thực hiện các phương châm sau:
- Kiên trì.
- Chọn thời điểm thích hợp. Nhất là khi cá đói và ham bắt mồi nhất.
- Phải gây được sự kích thích bắt mồi của cá, bằng mùi vị, tiếng động, ánh sáng,…
- Chọn đúng loại mồi cho từng đối tượng câu.
- Đưa mồi đến gần khu vực có cá.
- Thời điểm giựt dây câu tùy vào từng loại đối tượng câu. Cá thực sự ăn mồi thì mới giựt câu.
- Không để cá phát hiện người câu.