( 05-12-2018 - 12:24 PM ) - Lượt xem: 14695
Những Dụng Cụ Cần Thiết Khi Câu Cá
Sống với nghề nào ta cũng phải sắm dụng cụ riêng mà dùng. Thí dụ: làm nghề nông phải có cầy bừa, cuốc xẻng; làm nghề mộc phải sắm cưa, bào, đục; làm thợ hồ phải sắm thước, cái bay; còn sống với nghề câu dù là câu tài tử, ta cũng nên sắm đủ bộ dụng cụ câu cá để dùng.
Dụng cụ câu cá tphcm gồm có các loại sau đây:
1. Cần câu cá
Cần câu, dù câu cá đồng hay cá song đều phải sắm cần câu, trừ trường hợp câu neo.Tuỳ vào từng cách câu mà ta phải dùng nhiều loại cần. Đại loại đó là: cần câu cắm, cần câu ngâm, cần câu rê, cần câu nhắp … Mỗi loại cần câu như vậy đều có hình dáng, kích thước khác nhau.Trừ cần câu máy ra, các thứ cần câu khác, tạm gọi là cần câu tay, nếu khéo tay các bạn có thể dễ dàng làm được, khỏi phải mua tốn tiền, và chưa chắc thứ “hàng chợ” này đã làm ta vừa ý.Cũng xin được nói thêm, nếu trong tay sở hữu được cái cần vừa ý, ta có thể dùng được lâu năm, cho đến khi hư hỏng mới thay. Đa số cần câu tay đều làm bằng thân tre, trúc, tầm vông, mà ở vùng quê nước ta chắc chắn nơi nào cũng có, và nếu mua cũng rẻ
Cần câu ngâm có chiều dài từ 1,5m đến 2m làm bằng thân cây trúc già hoặc cành tre suôn. Gốc chỉ cần to bằng ngón tay cái, và ngọn cần càng oặt dịu càng tốt. Với loại cần này nếu mua cũng rẻ nhưng không nên sắm nhiều, vì mỗi lần đi câu ta chỉ cần vác theo một, hai cần là đủ.
Cần câu nhắp: Câu loại cá lớn trong đồng như cá lóc, cá bông (cá lóc bông) ta phải sử dụng đến cần câu nhắp. Do những loại cá lớn này sống trong những ruộng sâu ao lớn, bàu, đìa ruộng năm ba sào đất nên cần câu nhắp phải có độ dài từ năm sáu mét hoặc hơn. Mặt khác, như các bạn đã biết, giống cá lóc, tuy lớn con nhưng tính nhát nên ban ngày chúng không sống gần bờ, mà kiếm ăn xa bờ. Chỉ có ban đêm yên tĩnh chúng mới men theo bờ để kiếm mồi và tìm chỗ ngủ. Vì vậy, ta phải cần có cái cần đủ độ dài để nhắp cục mồi đến tận miệng chúng.
2. Dây câu
Xưa, câu cá đồng, ông bà mình dùng sợi dây hoặc chỉ tơ tằm, chỉ vải gấp hai ba sợi rồi ra sức xoe lại thành sợi to đủ bền để câu cá rô, tràu, trê, chép … Chỉ đó tuy vẫn bền nhưng do ngâm vào nước lâu ngày nên dễ bị mục.Ngày nay, giới đi câu không còn phải bận tâm về việc đó nữa, vì ngoại thị trường lúc nào cũng bán sẵn nhiều loại dây câu lớn nhỏ ngoại nhập, và mua sợi dài ngắn bao nhiêu cũng có cả. Mua cả cuộn một hai trăm mét cũng có, mà muốn mua lẻ năm mười mét cũng có.
3. Lưỡi câu
Cá đồng, cá sông có nhiều cỡ lớn nhỏ nên lưỡi câu cũng vậy. Vì muốn câu loại cá nào ta phải dùng lưỡi câu thích hợp mới câu được nó, không ai đi câu cá rô mà lại dùng lưỡi câu cá lóc bao giờ.Ngày trước, lưỡi câu được uốn theo cách thủ công, tức uốn từng cái một với các dụng cụ thô sơ như kềm, giũa … Thời đó lưỡi cưa dù nhỏ hay lớn đều được uốn bằng thau, về sau mới uốn bằng thép.
Bạn đã có bộ dụng cụ câu cá tphcm này chưa?
Dạng ‘giọng’ thấp câu rất nhạy, vì cá chỉ cần ngậm sơ vào miếng mồi một chút, tuy cần chưa giật nhưng lưỡi đã dính mép nó rồi.Dạng ‘giọng’ cao câu không được nhạy, chỉ khi cá quá tham, táp hết mồi nó mới dễ dính lưỡi câu.Có điều với lưỡi câu ‘giọng’ thấp, tuy rất nhạy nhưng cá dễ sẩy khi nó quẫy mạnh. Ngược lại, với lưỡi câu ‘giọng’ cao tuy kém nhạy, nhưng khi cá đã dính lưỡi thì nó càng giẫy thì lưỡi càng lún sâu hơn vào mép nên cá khó thoát thân.Với loại lưỡi lớn dùng câu nhắp, câu rê cá lóc hay cá lóc bông thì phần tóm nhợ người ta uống một vòng tròn nhỏ vừa có chỗ để tóm nhợ câu vừa gài cọng cỏ ống từ đó đến phía mũi lưỡi, để khi rê hoặc nhắp cần, lưỡi câu sẽ không bị vướng vào cỏ, vào lúa … Chỉ khi cá đớp mồi thì đoạn cỏ mới tự động bung ra để mũi nhọn của lưỡi ghim sâu vào mép cá.
4. Chì câu
Trong việc câu cá, cục chì câu đóng vai trò quan trọng. Nó trì kéo cục mồi chìm sâu xuống nước với khoảng cách cạn, sâu ở mức mà mình mong muốn. Như câu tầng đáy thì cục chì giữ cục mồi nằm gần sát đáy, còn muốn câu ở tầng giữa thì điều chỉnh cục chì sao cho giữ được cục mồi nằm lơ lửng, nhờ đó cá mới dễ trông thấy miếng mồi mà đến ăn.Vì vậy, nếu câu cá mà không có cục chì thì cục mồi sẽ bị lực nước đẩy lên cao, hoặc trôi theo dòng chảy nên mồi khó đến được miệng cá.
5. Phao
Câu cá cần dùng đến cái phao. Phao là vật xốp nhẹ nổi lều bều trên mặt nước, được gắn với sợi nhợ câu. Chỉ riêng câu cắm, câu nhắp, câu rê mới không cần đến cái phao. Khi câu sông, nhiều người cũng không cần đến nó.Bình thường thì phao nằm im lìm trên mặt nước, chỉ khi cá đến ăn mồi thì nó mới động đậy.Với người có kinh nghiệm lâu năm thì họ chỉ cần thấy sự chuyển động của cái phao là biết được con cá bên dưới đang rỉa, hoặc mới ngậm sơ sơ hay đã táp gọn mồi. Họ cũng đón được con cá đó là lớn hay bé. Và họ cũng tuỳ theo sự chuyển động của cái phao ra sao như nhấp nhẹ lên xuống, hoặc bị kéo trượt dài một quảng, hay chìm nhanh một cách đột ngột mà giật cần đúng lúc để tóm con cá đó cho bằng được!
6. Giỏ đựng cá
Có lẽ trên đời này không ai đi câu lại quên mang theo cái giỏ đựng cá, vì rằng hễ vác cần đi câu thì ai cũng hi vọng sẽ được gặp may. Cá câu được con nào là bỏ vô giỏ đựng ngay, và mong giữ chúng sống lâu, ít ra là cũng về đến tận nhà.Với người đi câu rê, câu nhắp, thường họ không cần mang theo giỏ đựng cá. Vì cá câu là cá lóc lớn nên khi câu được họ dùng sợi lạt xỏ mang rồi máng tạm vào đâu đó là được rồi.
7. Lon đựng mồi
Đi câu phải có cái lon đựng mồi câu. Thứ này ta có thể tự chế lấy mà dùng. Điều yêu cầu là lon đựng mồi phải có nắp đậy để mồi sống như trùn, dế … đựng bên trong không thể thoát ra, ma kiến bên ngoài cũng không có cách để chui vào. Lon đựng mồi lớn hay nhỏ là tuỳ số lượng mồi cần đem theo câu nhiều hay ít, thời gian đi câu lâu hay mau.Nên đem mồi thừa với số lượng cần dùng, vì nếu lỡ thiếu nửa chừng coi như buổi câu mất cả thú vị. Việc đi mượn người ta mồi câu là chuyện … cực chẳng đã, và chắc gì người ta đã thuận tình. Đó là chưa nói mồi mình cần dùng chắc gì đã giống với thứ mồi của người bạn câu đang có.
8. Hộp đựng lưỡi câu
Ai đi câu cũng phải sắm nhiều lưỡi câu để dùng dần, lưỡi câu vốn được làm bằng thép, dễ bị sét, vì vậy phải có hộp đựng riêng. Nhiều người cẩn thận, mỗi lần đi câu về họ đều tháo lưỡi ra, cọ rửa kỹ, lau khô rồi mới cất vào hộp.Đi câu thường bị mất lưỡi câu. Đây là điều không ai muốn, nhưng ít khi tránh khỏi. Có hai nguyên nhân chính khiến lưỡi câu bị mất. Một là lưỡi bị vướng vào các chướng ngại ngầm ở dưới nước, hai là do cá cắn đứt nhợ và nuốt lưỡi câu vào bụng.
MỒI CÂU HUỲNH MINH KHOA
Địa chỉ: 260 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại/Zalo: 0989595600
Website: www.moicauhmk.com